LƯỢC SỬ NGƯỜI VIỆT

KHAI THIÊN – LẬP ĐỊA

Thuở ban đầu Thế giới là một khối hỗn mang, Bàn Cổ dùng chiếc Rìu khai thiên. Khí nhẹ bay lên tạo thành Vòm trời; Khí nặng hạ xuống tạo thành Mặt đất.

Từ đó Trời Đất phân ly và Rìu trở thành biểu tượng quyền lực của Người Thủ lĩnh.

 

H1: Chữ Việt nghĩa là Rìu;

H2: Chữ Việt có hình người Thủ lĩnh cầm Rìu.

Từ Lưu vực Sông Cả, người Việt đã chinh phục khắp nơi. Phía Bắc tới Sông Dương Tử, Hoàng Hà; Phía Nam đến nước Hồ Tôn. Họ còn lên thuyền vượt biển đổ bộ lên các hải đảo từ Đài Loan đến hết Indonesia.

Từ Việt lúc này có nghĩa là “Vượt” chỉ một thời đại huy hoàng của dân tộc. H3, H4: Chữ Việt có nghĩa là Vượt.

H4 có hình ảnh Mặt trời, Rồng và Người Chim

  • Mặt trời chỉ người dân sống ở vùng Xích đạo
  • Rồng và Chim tiên (Phượng Hoàng) chỉ nguồn gốc Rồng (Lạc Long Quân) và Tiên (Âu cơ) của dân tộc ta.

Bách Việt

Dân tộc Việt chỉ có 1, nhưng trên mỗi vùng đất khác nhau thì gọi tên khác nhau. Người Việt ở đất Mân thì gọi là Mân Việt, đất Ngô thì gọi là Ngô Việt, đất Sở thì gọi là Sở Việt, đất Lạc thì gọi là Lạc Việt …

Cho nên từ Bách Việt không phải có nghĩa là 100 dân tộc Việt. Mà từ Bách có 2 nghĩa đáng quan tâm:

  1. Bách có nghĩa là “Mở ra”; Việt nghĩa là chiếc “Rìu”.

Bách Việt nghĩa là chiếc Rìu mở ra Trời Đất – Hay còn gọi là Rìu Khai thiên.

  1. Bách có nghĩa là Con trưởng (Từ điển Hán Nôm). Như vậy Bách Việt có thể là chỉ dòng con Đế Nghi – con trưởng của Đế

KỶ KIM NGƯU 4500BC-2300BC

ĐẾ QUỐC HỒNG BÀNG – THỜI ĐẠI CỦA CÁC THIÊN ĐẾ THẦN NÔNG

Người thủ lĩnh đầu tiên của dân tộc Việt được gọi là Thần Nông – là người dạy dân trồng trọt, chế tạo cái cày, khai sáng nền văn minh nông nghiệp giúp người dân không những ấm no mà còn có thể trường sinh.

Trong các điện thờ, Hình ảnh Thần Nông thường là hình tượng một lão nông tóc bạc, phúc hậu, mập mạp với một tay cầm hái, ôm bó lúa nhiều hạt.

Một số nơi Thần Nông được vẽ có cặp sừng – Đây là hình tượng thể hiện khởi đầu Kỷ Kim Ngưu.

VUA CẢ – ĐẾ MINH

Đế Minh, cháu ba đời của Thần Nông là thủ lĩnh một bộ tộc sinh hoạt tại lưu vực sông Cả, Nghệ An. Thấy địa hình đất Đào (Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) giáp cửa biển Hội Thống, đường núi quanh co, đường sông uốn khúc, địa thế rồng cuộn hổ ngồi, bốn hướng cùng trông, bèn xây dựng đô thành để lập quốc – sử gọi là Hồng Bàng.

Vua đem quân chinh phục khắp nơi, Phía Bắc tới Lưu vực sông Dương Tử; Phía Nam tới nước Hồ Tôn. Chư hầu đều phục, xưng tụng vua là Chúa tể vạn bang.

Một hôm vua đi tuần du đến núi Ngũ Lĩnh gặp được Vụ Tiên thần nữ bèn kết hôn mà sinh ra Lộc Tục – sau phong làm vua đất Kinh và đất Dương (Kinh dương vương).

Vua chia đất nước làm 9 cảnh thiên, chọn Trung tâm làm Đế đô – gọi là Đại La Thiên, lập ra Hà đồ = Sơn Hà đồ = Bản đồ non sông đất nước.

VUA HAI – ĐẾ NGHI

Sau khi vua cha về trời, con trưởng lên nối ngôi xưng là Đế Nghi.

Nghi là biến âm của Nhì = Hai ứng với cung Nam – Hoả (La, Ly) trên Hà đồ; tương ứng với vùng đất miền Trung và miền Nam ngày nay. Là vùng đất nhiệt đới xích đạo.

Lộc là biến âm của Lục = Sáu ứng với cung Bắc – Thuỷ (Kinh) trên Hà đồ, là vùng đất kinh rạch lưu vực sông Dương Tử.

Ba là ứng với cung Đông – Mộc (Dương) trên Hà Đồ, là Biển Đông ngày nay.

Thái cực sinh Lưỡng nghi: Từ vua Cả – Đế Minh sinh ra anh Hai – Nghi và em ba – Lộc tục. Vì lý do đó, ngày nay tại miền Trung và miền Nam người dân vẫn gọi bố là anh cả, con trưởng là anh hai, con thứ là em ba.

Và đây cũng là lý do người Việt chúng ta gọi người Hoa là chú Ba hay chú Ba Tàu.

ĐẾ LAI

Nối ngôi vua cha, Đế Lai lập Tứ ấn có hình tượng Tứ đại Thần thú Long, Ly, Quy, Phượng giao cho con cháu để trấn giữ bốn phương. Ông lại lấy chữ Lê ( nghĩa là Người dân trồng lúa nước, chỉ nguồn gốc từ Thần Nông) làm Họ cho dòng dõi của mình.

ĐẠI HỒNG THỦY

Năm 2300TCN một trận Đại Hồng Thuỷ đã xảy ra, Thiên Hà nghiêng đổ, mưa như nước trút, kéo dài không ngớt, nước sông Dương tử và Hoàng Hà tràn lên, khắp nơi đều là biển nước mênh mông. Người dân chết như rạ, trăm họ lầm than, đói khổ.

Đế Lai lệnh cho Phụ đạo đất Sùng chỉ huy công việc trị thuỷ.

Sùng Lãm triệu tập chư hầu tại Đồ Sơn (Hải Phòng) để cùng bàn việc trị thuỷ, nạo vét lòng sông, nắn dòng chảy; xây dựng hệ thống kênh thủy lợi để tiêu lũ vào các cánh đồng. Nhờ đó, mức độ phá hoại của các cơn lũ đã giảm rất nhiều và nông nghiệp cũng phát triển trở lại.

Sau 20 năm, thuỷ tai đã được trừ, người dân tôn kính Sùng Lãm như là người nắm giữ thiên mệnh để chống lại các thảm họa tự nhiên. Nhà vua nhân đó phong Sùng Lãm là Lạc Long Quân (giữ Long Ấn), gả công chúa Âu Cơ (giữ Phượng Ấn) và giao cho quyền quốc chính.

Câu đối ở đền Đồng Bằng (Thái Bình), nơi thờ Lạc Long Quân:

“Tứ thiên niên quốc tục thượng thần, Bát Hải long phi truyền dị tích Thập bát hiệu Hùng triều xuất thế, Đào giang hổ lược chấn linh thanh”

Sau khi Lạc Long Quân về biển, con trưởng kế thừa đóng đô ở Phong Châu, xưng là Hùng Quốc Vương, thống trị chư hầu, hiệu lệnh thiên hạ.

Lúc bấy giờ có người bàn với con của Đế Lai là Bá Ích về việc tranh đoạt. Ông Ích nói: “Lạc vương có công với xã tắc nên giữ ngôi báu cũng là hợp lý. Hơn nữa ta xem thiên tượng thấy trận Đại Hồng Thuỷ vừa rồi là do cuộc chiến giữa các vị thần gây ra, sau trận chiến này cung Càn (Thiên) từ Phương Nam đã chuyển về Phương Tây. Cho nên ta phải thiên di về đất Thục để đón Thiên vận đặng có được thành tựu sau này”.

Ông Ích bèn đem theo Quy Ấn dẫn bộ hạ sang Ai Lao lập nên nước Thục. Thục = Thành Thục

= Chín ứng với cung số 9 trong Hà đồ, chỉ Phương Tây.

Cùng lúc đó, con cháu còn lại của Đế Lai giữ Ly Ấn xuôi nam đến đất Hời (La) lập nên Vương quốc Champa, xưng là Hoàn Vương, tranh giành chính thống với Hùng Vương và các Hoàng Đế Đại Việt sau này.

Chú thích: Thượng Hoàng Trần Nhân Tông khi thăm Vương quốc Champa đã để lại câu đối:

“Đại Việt đồ tu hưng phục

An Chiêm sự nghiệp lại Diên Khang”

Trần triều uy đức an Thiên hạ

Gia công trạch định Viêm cương”

Vua Trần là Thiên tử của Thiên hạ; An Chiêm là 1 nước chư hầu.

Chế là biến âm của Chúa chỉ người Thủ Lĩnh của An Chiêm. Theo câu đối trên thì các vua Champa như Chế Củ, Chế Mân đều mang họ Lê.

KỶ BẠCH DƯƠNG 2300BC-100BC

THỜI ĐẠI VĂN LANG – PHONG KIẾN PHÂN QUYỀN HÙNG VƯƠNG

Hùng Quốc Vương chia đất nước thành 15 bộ giao cho các phụ đạo cai quản. Lại phân văn võ thành 2 ban: Văn thì gọi là Lạc hầu, Võ thì gọi là Lạc tướng. Vua xưng là Thiên tử, đặt ra lễ chế bách quan, định tộc họ cho người dân. Những vị tiên tổ có công lao được phong làm thần mà thờ phụng.

Truyền được 18 đời, đất nước thái bình thịnh trị, chư hầu đều tuân phục.

AN DƯƠNG VƯƠNG

Đến đời Hùng Duệ Vương, nhà vua đã già mà không có con trai, quốc lực suy yếu, trong khi nước Thục ở phía Tây ngày một mạnh, đến đời Thục Phán lại chiếm thêm đất Kinh, được chư hầu tín phục. Vua lo lắm triệu tập quần thần bàn kế. Tản Viên Sơn Thánh khuyên rằng:

“Họ Lạc hưởng nước kể cũng đã lâu dài. Thục Phán là bộ chủ Ai Lao, lại là dòng dõi của Đế Minh trước đây. Nay thế nước kém cũng là chuyện do tiền định. Vua không nên đối địch với ý trời mà làm hại đến sinh linh. Vả lại bệ hạ và thần đã có phép thần tiên, chi bằng tiêu dao ở chốn Bồng Hồ, Lãng Uyển bất lão mà làm nơi ở. Gác phượng lầu rồng quyết từ bỏ để khỏi nhiễm bẩn bụi trần”.

Vua nghe theo, tự mình soạn thư nhường nước rồi cùng Tản Viên về núi Nghĩa Lĩnh, cha con một lòng, hoá sinh bất diệt.

Thục Phán lên ngôi xưng là An Dương Vương, đóng đô ở Cổ Loa. Chia đất cho con em và người có công làm chư hầu cùng cai trị. Quy định giới hạn lãnh thổ, quân đội theo tước vị; Ban tặng xe ngựa, người hầu, súc vật cho người có công.

Thục triều An Dương Vương là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của thời đại Hùng chủ – Phong kiến phân quyền – tạo nền tảng vững chắc cho các chế độ sau này.

KỶ SONG NGƯ 100BC-2100AC THỜI ĐƯƠNG ĐẠI

ĐẠI HÀNH HOÀNG ĐẾ LÊ HOÀN

Với những kỳ tích phá Tống bình Chiêm, tên tuổi Hoàng đế Lê Đại Hành lưu danh cùng sử sách làm rạng rỡ non sông. Là một vị vua anh minh, nhiều mưu lược, quyết đoán, có nhiều chính sách cách tân xây dựng Nhà nước Đại Việt hùng mạnh.

CAO HOÀNG ĐẾ LÊ LỢI

Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi hoàn toàn, đập tan chế độ thống trị của nhà Minh xâm lược và sáng lập ra triều Hậu Lê – một triều đại thịnh trị nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.